Zingplay tá la phỏm online - Trò chơi bài miễn phí

XÉT TUYỂN ONLINE
XÉT TUYỂN ONLINE

Năm 2020: Thiếu hụt nhân lực, tăng cơ chế đào tạo ưu tiên ngành Du lịch, Công nghệ Thông tin

Trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 mà Bộ GD&ĐT công bố có bổ sung cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học ngành Du lịch và nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin để đáp ứng thiếu hụt nguồn lực.

Cụ thể, với nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực Du lịch được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học gồm: Du lịch (mã ngành 7810101); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (mã ngành 7810103); Quản trị khách sạn (mã ngành 7810201); Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (mã ngành 7810202) và các mã ngành đào tạo trong lĩnh vực du lịch chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch.

Nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học gồm: Khoa học máy tính (mã ngành 7480101); Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (mã ngành 7480102); Kỹ thuật phần mềm (mã ngành 7480103; Kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480106); Hệ thống thông tin (mã ngành 7480104);

Hệ thống thông tin quản lý (mã ngành 7340405); Công nghệ kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480108); Công nghệ thông tin (mã ngành 7480201); An toàn thông tin (mã ngành 7480202); và các mã ngành đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành để đáp ứng nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin.

Dự thảo cũng nêu rõ: Các cơ sở giáo dục triển khai đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Du lịch/ CNTT áp dụng theo cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học chỉ được thực hiện từ khóa tuyển sinh thứ hai kể từ khi mở ngành đào tạo, đồng thời phải xây dựng và đăng tải công bố công khai thông tin triển khai áp dụng cơ chế ưu tiên đào tạo trong Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo và các minh chứng đảm bảo chất lượng trên trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT theo đúng quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh của cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm giải trình trước Bộ GD&ĐT và xã hội về việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo đúng quy định hiện hành.

Thị trường “khát” nguồn lực chất lượng ngành Du lịch, Công nghệ thông tin

Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm; trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ.

Trên diễn đàn “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam 2019” mới đây, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch Tp.HCM cho biết, thực tế ngành du lịch đang rất “khát” nhân lực lành nghề, chất lượng cao.

Trong khi thị trường du khách đến từ các quốc gia khác tăng đều qua các năm thì số lượng hướng dẫn viên quốc tế đa dạng ngoại ngữ lại tăng không tương xứng. Điều này tạo ra một rào cản rất lớn cho việc tiếp cận các thị trường tiềm năng cho du lịch thành phố.

Theo thống kê, năm qua, ngành du lịch Việt Nam đón khoảng 15,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu cả nước đạt 23 tỉ USD, đóng góp 7,5% vào GDP.

Đây là mức tăng doanh thu ấn tượng, nhưng mỗi nhân lực trong ngành chỉ tạo ra 3.477 USD/năm. Trong khi đó, ở Singapore với số dân gần 5,9 triệu người, mỗi lao động trong ngành tạo ra 47.713USD/năm, gấp 15 lần. Còn ở Thái Lan, mỗi lao động tạo ra 8.369 USD/năm, gấp 2,5 lần.

Về nhân lực ngành Công nghệ thông tin, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin. Tính đến năm 2018, cả nước còn thiếu khoảng 400.000 nhân lực cho lĩnh vực này.

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, được đào tạo bài bản, vừa vững kiến thức chuyên môn vừa có khả năng ngoại ngữ.

Do đó, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành hot nhất trong các ngành nghề đào tạo ở các trường ĐH hiện nay bởi tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do vậy, các năm tuyển sinh vừa qua, ngành CNTT luôn có điểm chuẩn cao nhất ở các trường đại học.

 

Năm 2020: Thiếu hụt nhân lực, tăng cơ chế đào tạo ưu tiên ngành Du lịch, Công nghệ Thông tin - 2

 

Theo Dantri.com

Contact